Lịch sử Việt Nam "Kinh đô với cung vàng điện bạc"

Thursday,
10/11/2016
0

      Sau khi đánh đuổi quân Tống khỏi nước Việt, cuối năm 981 nhà Tiền Lê bước vào thời kỳ củng cố và xây dựng đất nước, mở mang bờ cõi, thu phục và ổn định các vùng biên giới.

      Kinh đô Hoa Lư tiếp tục được mở rộng và phát triển, nhiều công trình nguy nga đã mọc lên. Đại Việt sử kí toàn thư mô tả như sau:

     "Làm điện Bách Thảo Thiêu Tuế ở núi Đại Vân, cột điện giát vàng bạc làm nơi coi chầu, bên đông là điện Phong Lưu, bê tây là điện Tử Hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cựu Lạc. Rồi làm lầu Đại Vân, rồi lại dựng điện Trường Xuân làm nơi vua ngủ. Bên cạnh điện trường Xuân lại dựng điện Long lộc, lợp bằng ngói bạc". 

     Bao quang khu hoàng cung nguy nga tráng lệ các phố xá mọc lên san sát, người mua kẻ bán tấp nập. Sinh hoạt văn hóa, lễ hội vẫn đậm đà truyền thống dân gian. Nhà vua trực tiếp tham gia các lễ hội, tự mình múa hát cùng dân chúng, ngồi thuyền xem đánh cá... vào dịp sinh nhật mình, nhà vua sai làm thuyền giữa sông, lấy tre làm núi giả ở trên thuyền gọi là Nam Sơn và tổ chức đua thuyền, sau trở thành lễ hội hàng năm. Đặc biệt vào vụ mùa đích thân vua Lê xuống ruộng cầm cày làm lễ tịch điền ởi núi Đọ và núi Bàn Hải để khuyến khích nghề nông.

     Đạo phật được đề cao, nhiều chùa chiền được xây dựng cùng với các cột đá khắc kinh phật đến nay vẫn còn. Các nhà sư cũng góp phần vào sự chấn hưng đất nước, mở mang  nền văn học nước nhà, Sứ thần nhà Tống là Lý Giác đi sứ đã phải làm thơ công nhận nước ta sánh cùng nước Tống (ngoài trời lại có trời):

"Ngựa vượt khói mây xuyên đá chởm

Xe qua rừng biệc vượt dòng sâu

Ngoài trời lại có trời soi nữa

Sóng lặng khe đầm bóng nguyệt thâu

"

Nguồn: Đại sử ký toàn thư Việt Nam

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: